Có lẽ do mình làm trong ngành quá lâu nên hầu hết bạn bè trên fb mình đều là dân làm bảo hiểm. Mấy hôm nay ai ai cũng đều đứng ra bảo vệ ngành, thâm chí có một số bạn kể cả là KOL cũng không giữ được bình tĩnh, giọng điệu có vẻ rất hằn học.
Nói gì thì nói, mỗi người lên facebook, thậm chí viết báo đều có mục đích riêng của mình kêu gọi sự giúp đỡ, bực bội vì cảm giác mình bị lừa, chia sẻ, hằn học, để mình không thờ ơ, để thấy mình có chính kiến, cũng có kêu gọi chia sẻ giúp đỡ người khác khi thấy bất bình, không ngoại trừ mục đích tăng like view, đu trend….nói chung là trăm ngàn lý do. Nhưng cuối cùng thì nói về BHNT mà BHNT là 1 sản phẩm dịch vụ tài chính, Khách hàng của BHNt và Tư vấn viên đi tư vấn BHNT đều là con người: sự thật nó là như thế!
Sản phẩm thì có hay, có dở tùy vào góc nhìn khách hàng. Hôm nay thấy hay, ngày mai thấy dở là chuyện bình thường, lúc này thấy hợp lúc sau lại không hợp, bây giờ thấy không cần, sau này lại thấy cần. Con người thì nóng giận, cảm tính, tham lam, vô lý, tử tế, bình tĩnh, hướng thiện, biết điều; sắc thái nào cũng có cả.
Có một “sự thật nhàm chán” mà mình vẫn muốn nhắc lại là thực ra BHNT đã ra đời vào khoảng 1583 và tồn tại đến giờ này – một công cụ tài chính gắn liền với rủi ro. Trải qua nhiều năm con người vẫn cần BHNT vì thực sự chúng ta không bao giờ hết rủi ro. Liệu bao nhiêu người hiểu được bản chất thật của sản phẩm dịch vụ tài chính này? Điểm mạnh và yếu của các loại hợp đồng BHNT.
Để cảm ơn nghành BHNT đã cho mình được như ngày hôm nay mình sẽ viết 1 loạt bài chia sẻ về “sự thật nhàm chán này”. Nhưng trước hết, mình phải khẳng định đây là những kiến thức, hiểu biết mà mình thu nhặt được, có nghiên cứu và kiểm chứng trong suốt hơn 20 năm làm BHNT của mình. Đứng trên góc nhìn của người làm nghề, không có ý khoe kiến thức hay dạy dỗ ai cả. Bạn nào thích đọc thì đọc nhé. Chắc sẽ hơi dài và nhiều kỳ
Đầu tiên hãy xuất phát từ lịch sử BHNT như thế nào đã.
Vào những năm 100 trước công nguyên, người ta bắt đầu hình thành những nhóm tương tế, mỗi người cùng đóng 1 khoản tiền để tổ chức ma chay cho những người trong nhóm qua đời. Rất nhiều nhóm ra đời vào thời điểm này nhưng sau đó dần biến mất. Không ai biết lý do chính là gì nhưng logic là những người trẻ tuổi, ít rủi ro tử vong hơn phải đóng nhiều hơn cho những người cao tuổi nên có sự bất mãn không hề nhẹ . Một lý do khác là số lượng người trong nhóm có giới hạn nên số tiền đóng vào không đủ bù chi phí khi số người tử vong tăng bất thường.
Đến năm 1583, một thuyền trường người Anh yêu cầu các hãng bảo hiểm hàng hóa bán luôn cho ông 1 hợp đồng bảo hiểm sinh mạng của ông trước những chuyến đi. Từ đây hình thành khái niệm bảo hiểm nhân mạng con người. Lúc này, một trong những khó khăn của công ty bảo hiểm là làm thế nào để định phí 1 cách công bằng và hợp lý. Các hợp đồng BHNT chỉ được bán cho 1 nhóm người nhất định với những thỏa thuận chung cùng nhau
Đến những năm 1690 – 1750 những công cụ toán học về thống kê mới được phát triển đầy đủ và các nhà tính phí bảo hiểm cho ra đời bảng tỉ lệ tử vong theo từng nhóm độ tuổi và từ đó tính toán được phí cần phải đóng cho từng nhóm người. Từ đây, BHNT bắt đầu được bán rộng rãi cho người dân.
Từ đó đến nay, BHNT trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn phát triển và trở thành 1 sản phẩm dịch vụ không thể thiếu trong các kế hoạch tài chính cá nhân và kế hoạch tài chính gia đình
Chúng ta dừng lại dòng chảy lịch sử ở đây để làm rõ BHNT là gì nhé? BHNT là 1 hợp đồng pháp lý được ký kết bởi 2 bên Công ty BHNT và Bên Mua Bảo Hiểm (BMBH) về 1 thỏa thuận trao đổi: BMBH trả 1 khoản phí theo định kỳ, đổi lại Công ty BHNT sẽ trả cho BMBH 1 khoản tiền gọi là Số tiền BH trong một số trường hợp có rủi ro xảy ra cho Người Được Bảo Hiểm (NĐBH). NĐBH có thể là BMBH hoặc một người do BMBH chỉ định miễn là NĐBH có liên quan với BMBH và có quyền lợi có thể được bảo hiểm. Như các hợp đồng giao dịch, thỏa thuận khác, hợp đồng BHNT sẽ có những điều khoản về quyền và nghĩa vụ của 2 bên, có quy định những trường hợp không thuộc phạm vi bảo hiểm, những quy định khác liên quan.
Trên cơ bản, các hợp đồng BHNT hầu như không khác nhau trên toàn thế giới, đều có những điều khoản chung và những điều khoản phù hợp với luật pháp và thông lệ tại địa phương. Tại Việt Nam, Bộ Tài Chính phê duyệt quy định và điều khoản cho từng loại sản phẩm của các Công ty trước khi được tung ra thị trường.
Như vậy trong hợp đồng BHNT có 1 khái niệm rất quan trọng cần được hiểu rõ ràng đó là RỦI RO. Rủi ro là gì? Và rủi ro nào được bảo hiểm, rủi ro nào thì không? Theo tiếng Hán Việt – rủi ro thường được hiểu là 1 sự kiện xảy ra gây thiệt hại về con người, tài sản hoặc tài chính, chính là điều chúng ta không hề mong muốn. Làm thế nào để tránh rủi ro? Mặc kệ, phòng vệ, tránh né, tâm linh,…. . Nhưng dù thế nào thì rủi ro vẫn cứ xảy đến giống như chúng ta không thể biết trước được khi nào thì cơn mưa đến mặc dù thời điểm bây giờ chúng ta có thể dự báo chính xác đến hơn 90%.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra 4 phương pháp để quản trị rủi ro:
– Avoid risk – Né tránh rủi ro: tìm mọi cách để né tránh rủi ro, ví dụ như không tham gia các hoạt động nguy hiểm, không đầu tư các hình thức rủi ro cao,…. nói chung là “ở nhà cho chắc”
– Prevent risk – Chủ động phòng tránh rủi ro: gia cố thêm các biện pháp bảo vệ, ăn uống và tập luyện sức khỏe đều đặn…. việc cần thì phải làm nhưng làm thì phải “chuẩn bị đến tận răng”
– Accept Risk – Chấp nhận rủi ro: làm đủ mọi cách rồi mà vẫn có thể có rủi ro, cân nhắc giữa chi phí phòng tránh rủi ro mà vẫn có thể xảy ra thì phải chấp nhận 1 phần mất mát khi có rủi ro xảy ra
– Transfer risk – Chuyển giao rủi ro: như đã nói ở trên rủi ro là sự kiện xảy ra gây thiệt hại về con người, tài sản và tài chính, tìm phương án để chuyển giao 1 phần hậu quả của rủi ro như được bù đắp tổn thất tài chính, tài sản. Và BHNT là một lựa chọn để chuyển giao rủi ro khi có rủi ro xảy ra cho một người và công ty BHNT sẽ bù đắp thiệt hại về tài chính xảy ra
Làm thế nào để Công ty BHNT làm được điều đó? Xem hồi sau sẽ rõ
P/S: măc dù không phải mục đích câu like nhưng nhiều like thì mình sẽ viết tiếp (không ai hứng thú thì thôi vậy.
Nguồn: FB Do Duy Ninh